(Chinhphu.vn) - Để được kinh doanh xăng dầu, thương nhân phải đáp ứng đủ điều kiện làm 1 trong 7 loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép/Giấy xác nhận đủ điều kiện theo quy định.
Theo phản ánh của ông Nguyễn Quang Duy (Bình Dương), gần đây trên địa bàn tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước xuất hiện một số trụ bơm xăng, dầu tự động do Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại quốc tế Kim Hoàng (trụ sở chính tại thành phố Hà Nội) đầu tư lắp đặt.
Vừa qua, gia đình ông Duy ký hợp đồng với Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại quốc tế Kim Hoàng để nhận chuyển giao trụ bơm xăng tự động. Tuy nhiên, sau 3 ngày, trụ bơm xăng của gia đình ông Duy đã bị cơ quan quản lý thị trường đình chỉ hoạt động với lý do không có giấy phép kinh doanh liên quan đến lĩnh vực xăng, dầu.
Ông Duy đã liên hệ Sở Công Thương và được trả lời, hiện chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các trạm bơm xăng dầu cố định.
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Duy đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có biện pháp giải quyết vướng mắc này.
Về vấn đề này, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
Kinh doanh xăng dầu thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư. Kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ.
Theo quy định tại Khoản 10, Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có 7 loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu gồm:
- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
- Thương nhân sản xuất xăng dầu;
- Thương nhân phân phối xăng dầu;
- Thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
- Thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
- Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định rõ điều kiện, quyền và nghĩa vụ đối với từng loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu nêu trên. Để được kinh doanh xăng dầu, thương nhân phải đáp ứng đủ điều kiện làm 1 trong 7 loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu trên, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép/Giấy xác nhận đủ điều kiện phù hợp loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
Cửa hàng xăng dầu được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu. Các điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu bao gồm:
- Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu);
- Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thiết kế cửa hàng xăng dầu được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu QCVN 01:2013/BCT. Điều 9 Quy chuẩn QCVN 01:2013/BCT đã quy định rõ về cột bơm xăng dầu.
Theo phản ánh của ông Nguyễn Quang Duy (Bình Dương), gần đây trên địa bàn tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước xuất hiện một số trụ bơm xăng, dầu tự động do Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại quốc tế Kim Hoàng (trụ sở chính tại thành phố Hà Nội) đầu tư lắp đặt.
Vừa qua, gia đình ông Duy ký hợp đồng với Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại quốc tế Kim Hoàng để nhận chuyển giao trụ bơm xăng tự động. Tuy nhiên, sau 3 ngày, trụ bơm xăng của gia đình ông Duy đã bị cơ quan quản lý thị trường đình chỉ hoạt động với lý do không có giấy phép kinh doanh liên quan đến lĩnh vực xăng, dầu.
Ông Duy đã liên hệ Sở Công Thương và được trả lời, hiện chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các trạm bơm xăng dầu cố định.
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Duy đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có biện pháp giải quyết vướng mắc này.
Về vấn đề này, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
Kinh doanh xăng dầu thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư. Kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ.
Theo quy định tại Khoản 10, Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có 7 loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu gồm:
- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
- Thương nhân sản xuất xăng dầu;
- Thương nhân phân phối xăng dầu;
- Thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
- Thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
- Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định rõ điều kiện, quyền và nghĩa vụ đối với từng loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu nêu trên. Để được kinh doanh xăng dầu, thương nhân phải đáp ứng đủ điều kiện làm 1 trong 7 loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu trên, được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép/Giấy xác nhận đủ điều kiện phù hợp loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
Cửa hàng xăng dầu được bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu. Các điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu bao gồm:
- Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu);
- Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thiết kế cửa hàng xăng dầu được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu QCVN 01:2013/BCT. Điều 9 Quy chuẩn QCVN 01:2013/BCT đã quy định rõ về cột bơm xăng dầu.